Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định đẩy mạnh chuyển đổi số; xây dựng vùng trồng áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đăng ngày 29 - 10 - 2024
Lượt xem: 46
100%

 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định đẩy mạnhchuyển đổi số; xây dựng vùng trồng áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, Chi cục đã phối hợp với các huyện, thành phố  tập trung chỉ đạo hướng dẫn đẩy mạnh chuyển đổi số, cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp; hướng dẫn triển khai cơ giới hóa đến các hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc áp dụng chuyển đổi số; áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất được nhiều hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng. Chuyển đổi số trong sản xuất không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh và cũng là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất được nâng cao, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho người nông dân. Mã số vùng trồng là một trong những giải pháp quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp số hoàn chỉnh, trước mắt đưa hàng hóa nông sản của tỉnh vươn xa ra ngoài tỉnh và thị trường thế giới.

Khó khăn lớn nhất trong xây dựng, giám sát vùng trồng là cần quy mô, diện tích vùng trồng lớn, nông dân phải tuân thủ các quy định sản xuất an toàn, đặc biệt là phải ghi nhật ký sản xuất. Đây là lĩnh vực mới, số đông người dân chưa hiểu hết lợi ích của việc cấp mã số vùng trồng. Mặt khác, việc ứng dụng các công nghệ số trong sản xuất, sản xuất theo hướng liên kết, theo quy trình hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế.

Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định đã tích cực tổ chức triển khai mô hình “xây dựng vùng trồng áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp”. Mô hình được triển khai điểm tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh và xã Mỹ Tân, TP Nam Định.

Việc các doanh nghiệp và các hộ nông dân liên kết sản xuất lúa trên quy mô lớn giúp hoạt động đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới các khâu sản xuất trở nên hiệu quả hơn nhiều lần so với hộ nông dân nhỏ lẻ. Hiện tại toàn tỉnh có 325 máy cấy lúa bằng mạ khay (đảm bảo cơ giới hoá khâu gieo cấy đạt khoảng 15-20% diện tích), cơ giới hóa khâu làm đất sản xuất lúa đạt 100% DT, cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt 96% DT, cơ giới hóa khâu phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay đạt khoảng 5% diện tích.

Vụ Xuân 2024, Chi cục Trồng trọt & BVTV Nam Định đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Trực Ninh; Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang triển khai xây dựng mô hình trình diễn sử dụng thiết bị bay trong việc phun phân bón PAN và thuốc BVTV tại cánh đồng Tây thôn, HTX Trực Liêm, xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá, chuyển đổi số (sử dụng thiết bị bay) trong sản xuất. Việc sử dụng thiết bị bay không chỉ tránh cho người nông dân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, phương pháp này còn có giá thành rẻ hơn hẳn so với thuê nhân công truyền thống.

Sử dụng thiết bị bay trong việc phun phân bón, thuốc BVTV tại Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định

Xác định cấp mã số vùng trồng là một trong những giải pháp quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp số hoàn chỉnh, thời gian qua Chi cục Trồng trọt BVTV Nam Định đã hướng dẫn các địa phương, đơn vị rà soát, quy hoạch những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ổn định đối với những loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện từng vùng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất xây dựng các “cánh đồng lớn”, áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GloballGap và hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất để có số lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao...

Ngoài ra, mã số vùng trồng cũng là một trong các tiêu chí gắn với việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Trong thời gian qua Chi cục đã ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp mã số; phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các bước triển khai thực hiện; tổ chức tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ đăng ký; cập nhật nhật ký, thành lập các đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ các xã, thị trấn thực hiện đăng ký mã số vùng trồng một cách thuận lợi nhất tại địa chỉ https://csdltrongtrot.mard.gov.vn.

Đối với hoa, cây cảnh ở tỉnh Nam Định đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra được nhiều vùng trồng chuyên canh lớn, hình thành được một số doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, đang từng bước tham gia xuất khẩu sản phẩm… Nhiều vùng trồng hoa, cây cảnh ứng dụng tiến bộ mới về giống, áp dụng cơ giới hoá, chuyển đổi số trong quy trình chăm sóc nên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá trị sản xuất hoa, cây cảnh tăng cao. Năm 2024, Chi cục đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố hướng dẫn các bước triển khai thực hiện; tổ chức tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ đăng ký; xây dựng thành công mã số vùng trồng hoa cúc các loại tại xã Mỹ Tân với diện tích trên 4ha, các hộ nông dân trong vùng trồng đã áp dụng các loại đã đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân trong vùng trồng đã áp dụng cơ giới hoá, chuyển đổi số trong quy trình chăm sóc nên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá trị cây trồng.

                                                                              Vùng trồng hoa Mỹ Tân áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất

Thông qua việc xây dựng thành công 02 mô hình điểm ở Liêm Hải và Mỹ Tân, Chi cục đã tích cực tuyên truyền và nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Nam Định đã cấp được mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt với diện tích trên 3.900 ha. Tất cả vùng trồng đều tích tụ diện tích tương đối lớn, đầu tư trang thiết bị, máy móc; áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đẩy mạng liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế. Đây là một sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các địa phương gắn với việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Sự thành công của Chi cục về đẩy mạnh chuyển đổi số; xây dựng vùng trồng áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Vũ Đình Trường - Chi cục Trồng trọt & BVTV

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sử dụng thiết bị bay phun phân bón, thuốc BVTV thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp(25/06/2024 3:10 CH)

Thuốc CLEVER 300WG trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng Thiết bị bay đạt hiệu quả cao (04/05/2024 7:30 SA)

Ứng dụng thiết bị bay trong phun thuốc bảo vệ thực vật(05/07/2023 2:53 CH)

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bí ngòi Hàn Quốc(02/03/2023 2:20 CH)

Gắn kết nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội(14/02/2022 10:05 SA)

°
501 người đang online