Quyết định của UBND tỉnh về việc hợp nhất Phòng Cây trồng và Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Đăng ngày 10 - 06 - 2016
Lượt xem: 1.756
100%

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 487/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 09 tháng 03 năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 4 ngày 25/11/2013;

Căn c Thông tư số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, ngày 25/3/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và phát trin nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tnh, cấp huyện. Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT , ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Căn cứ Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, tại Tờ trình số 09/TTr-SNN ngày 11/01/2016 và của Giám đốc Sở Nội vụ, tại Tờ trình số 231/TTr-SNV ngày 04 /3/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức ca, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. - Hợp nhất Phòng Cây trồng và Chi cục Bảo vệ thực vật thành Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 13/QĐ-NLN ngày 16/9/1994 của Sở Nông lâm nghiệp Nam Hà quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Bảo vệ thực vật; Quyết định số 89/2008/QĐ-SNN ngày 14/3/2008 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc sắp xếp tổ chức bộ máy Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định; Quyết định số 1774/2004/QĐ-UB ngày 9/8/2004 của UBND tỉnh Nam Định về việc thành lập Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT;
- TT. Tnh ủy, TT HĐND tnh;
- Như điều 3;
- Công báo tnh, Website của tnh;
- Lưu: VP1, VP8.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 
CHỦ TỊCH


Đã ký

Phạm Đình Nghị

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của y ban nhân dân tnh Nam Định)

Điều 1. Vị trí, chức năng

Chi cục Trồng trọt và Bo vệ thực vật là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc S tham mưu cho y ban nhân dân tnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn tỉnh, (sau đây gọi tắt là Chi cục).

Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở, biên chế và kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Giám đc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về sn xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, phân bón hu cơ và phân bón khác, BVTV, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc BVTV ở địa phương.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,1 chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

3. Trình Giám đc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các văn bản cá biệt thuộc chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

4. Về sản xuất trồng trọt:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xut trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn của địa phương; chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất trồng trọt tập trung sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt;

c) Hướng dẫn, kim tra, thực hiện các quy trình sản xuất an toàn, công nhận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn;

d) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn: tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ cho người sản xuất; thẩm định, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận và công bcơ sở đủ điều kiện sản xut an toàn thực phẩm;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn;

e) Thực hiện các biện pháp khắc phục thiên tai trong sản xuất trồng trọt.

5. Về quản lý giống cây trồng:                                                                   

a) Hướng dẫn cơ cấu giống, sử dụng giống cây trồng; quản lý, khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về ging cây trồng thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn;

b) Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận và đề xut công nhận đặc cách giống mới;

c) Đề xuất công nhận cấp, cấp lại, hủy bỏ hiệu lực giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng trên địa bàn; báo cáo và công bố công khai theo quy định;

d) Hướng dẫn, kiểm tra cấp mã số cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp; quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống nông hộ trên địa bàn;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định QLNN về giống cây trồng.

6. Về quản lý phân bón:

a) Dự báo nhu cầu, xây dng kế hoạch sử dụng phân bón hàng vụ, hàng năm của địa phương;

b) Theo dõi, giám sát, nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón mới tại địa phương; tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hu cơ và phân bón khác của các tổ chức, cá nhân theo quy định;

c) Hướng dn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

7. Về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

a) Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phương án sử dụng đất có hiệu quả; giải pháp bo vệ, chng xói mòn nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp;

b) Hướng dẫn xây dựng, thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt; phương án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất trồng lúa và đất trồng trọt khác;

c) Hướng dẫn xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản trên đất lúa.

8. Về Bảo vệ thực vật:

a) Tổ chức thực hiện điều tra, kho sát thực nghiệm, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại ca những sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn tỉnh; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại. Xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ s dữ liệu và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại;

b) Kim tra, xác minh và tham mưu trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo y ban nhân dân tỉnh quyết định công bố dịch, công bố hết dịch hại thực vật theo quy định của pháp luật bo vệ và kiểm dịch thc vật;

c) Tham mưu chính quyền địa phương, cơ quan quản lý về tổ chức, chỉ đạo, chính sách phòng chng sinh vật gây hại thực vật;

d) Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại được chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo;

đ) Đề xuất các biện pháp khc phục hậu quả do dịch hại gây ra để khôi phục sn xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.

9. Về kiểm dịch thực vật:

a) Điều tra sinh vật gây hại sn phẩm thực vật lưu trữ trong kho; giám sát, đánh giá sinh vật gây hại giống cây trồng, sinh vật có ích nhập nội; giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, các ổ dịch, vùng dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

b) Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

10. Về quản lý thuốc BVTV:

a) Thực hiện việc quản lý sản xuất, buôn bán, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, quảng cáo, thu hồi thuc BVTV trên địa bàn; tiếp nhận công bố hợp quy về thuốc BVTV của các tổ chức, cá nhân theo quy định;

b) Hướng dẫn thu gom bao, gói thuốc BVTV sau sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định;

c) Hướng dn, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng theo quy định.

11. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức, thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV theo phân công của Giám đốc S và quy đnh pháp luật.

13. Tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý dự trữ địa phương về giống cây trồng nông nghiệp, thuc BVTV, vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt và BVTV trên địa bàn sau khi được y ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

14. Xây dựng, trình phê duyệt và thực hiện các dự án điều tra cơ bn về giống cây trồng, bảo tồn giống cây trồng; thực hiện điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về trồng trọt và BVTV trên địa bàn tnh.

15. Thực hiện công tác khuyến nông về trồng trọt và BVTV theo phân công của Giám đốc Sở; thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa hc công nghệ về trồng trọt và BVTV vào sản xuất.

16. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, BVTV trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chng tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về việc chp hành pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV trên địa bàn tnh theo quy định.

18. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và quy định của pháp luật.

19. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo định kỳ hoặc đột xut tình hình, kết quả công tác trồng trọt, BVTV và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương theo quy định với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành cp trên; cập nhật, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu v trng trọt, BVTV theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo; tổng kết, đánh giá hoạt động trồng trọt và BVTV hàng vụ, hàng năm trên địa bàn tỉnh.

20. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật. Thực hiện hợp đồng và hướng dẫn, quản lý nhân viên kỹ thuật trồng trọt, BVTV cấp cơ sở theo quy định của pháp luật.

21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Điều 3. Tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.

- Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.

- Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công.

Việc bổ nhiệm, min nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

- Phòng Hành chính - Tổng hợp;

- Phòng Thanh tra - Pháp chế;

- Phòng Bảo vệ thực vật;

- Phòng Trồng trọt.

3. Các đơn vị trực thuộc

- Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa,

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Mỹ Lộc.

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Nam Trực.

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Nghĩa Hưng.

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Giao Thủy.

- Trạm Trồng trọt và Bo vệ thực vật huyện Nam Trực.

- Trạm Trồng trọt và Bo vệ thực vật huyện Trực Ninh.

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Xuân Trường.

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố Nam Định.

- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Nam Trực.

- Trạm Trồng trọt và Bo vệ thực vật huyện Ý Yên.

3.1. Trạm Kim dịch thực vật nội địa

a. Chức năng: Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa là đơn vị trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, giúp Chi cục trưởng tổ chức thực, hiện và quản lý công tác kiểm dịch thực vật nội địa trên địa bàn tnh. Trạm có con du để hoạt động theo quy định ca Pháp luật.

b. Nhiệm vụ:

- Giúp Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì, xây dựng và chỉ đạo thực hiện, kế hoạch kiểm dịch thực vật nội địa. Thường xuyên theo dõi, điều tra, giám sát, quản lý sinh vật gây hại (thuộc đối tượng kim dịch thực vật), đối với tài nguyên thực vật dùng làm ging và nhng sinh vật có ích nhập nội để sử dụng ngoài đồng ruộng, trong kho, vườn ươm, nhân giống tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu và kinh doanh giống cây trng trên địa bàn tnh.

- Quản lý sinh vật gây hại đối với giống cây trồng và những sinh vật có ích nhập nội để sử dụng ngoài đồng ruộng; hàng nông, lâm sn nhập khẩu và bảo quản trong kho, thông qua việc thực hiện:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa của lô hàng;

+ Điều tra, theo dõi, giám sát tình hình sinh vật gây hại ở nơi gieo trồng, ở những cơ sở kinh doanh giống cây trồng; nông, lâm sn nhập khẩu, bo quản trong kho, sử dụng chế biến hàng thực vật.

- Hướng dn và tổ chức thực hiện các văn bn quy phạm pháp luật về kiểm dịch thực vật. Quyết định biện pháp xử lý vật thể bị nhiễm đi tượng kim dịch thực vật. Hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện biện pháp xử lý.

- Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và theo dõi, giám sát lô vật thể được đưa từ vùng dịch tới địa phương.

- Xác định ranh giới vùng dịch, địa đim kim dịch thực vật nội địa khi vận chuyn vật thể ra khỏi vùng dịch; Thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kim dịch thực vật vận chuyển nội địa; giám sát việc vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch.

- Quản lý các ổ dịch sâu bệnh thuộc đối tượng KDTV; ở nơi có nhiều ổ dịch, có dấu hiệu các ổ dịch lây lan thành vùng dịch, báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền công bố dịch theo quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi, khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Tổ chức và qun lý công tác xông hơi, khử trùng sản phẩm thực vật bo quản tại địa phương.

- Thực hiện công tác dịch vụ kỹ thuật về Kiểm dịch thực vật trên địa bàn quản lý.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.

c. Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa có Trạm trưng và Phó trạm trưng

3.2. Các Trạm Trồng trọt và BVTV ở các huyện, thành ph

a. Chức năng: Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, thành phố là đơn vị trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức ca Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; có chức năng tham mưu giúp UBND huyện, thành ph, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ trên địa bàn. Trạm có con dấu để hoạt động theo quy định ca pháp luật.

b. Nhiệm vụ:

* Phi hợp tham mưu giúp UBND huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về công tác trồng trọt, BVTV trong phạm vi huyện, thành phố; phi hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố và các phòng ban liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi pháp luật về trồng trọt và BVTV; hướng dẫn thực hiện kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt và BVTV.

- Về trồng trọt:

+ Hướng dn thực hiện kế hoạch sn xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn ca huyện, thành phố theo đề án ca Tnh;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy trình sn xuất an toàn;

+ Hướng dn thực hiện các tiến bộ kỹ thuật và sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn huyện, thành phố;

+ Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chuyn đi cơ cu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sn xuất trên địa bàn huyện, thành ph;

+ Hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhim môi trường;

+ Hướng dẫn thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện, thành phố.

- Về Bo vệ thực vật:

+ Tổ chức điều tra phát hiện, dự tính dự báo sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn huyện (thành phố); báo cáo Chi cục trưởng và UBND huyện, thành phố thông báo hướng dẫn các biện pháp kthuật phòng chng sinh vật gây hại;

+ Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật, qui chế, qui trình kthuật bảo vệ thực vật của Trung ương, ca địa phương.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên cây trng theo quy định; Hướng dn thu gom và xử lý bao, gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy định;

+ Thực hiện công tác khuyến nông về trồng trọt và BVTV theo sự phân công của Lãnh đạo Chi cục;

* Phối hợp thực hiện biện pháp kiểm dịch nội địa, xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trênđịa bàn huyện, thành phố theo phân công của Chi cục trưng. Phi hợp thực hiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón hữu cơ và phân bón khác; công tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn.

* Đề xuất các biện pháp hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành pháp luật về trồntrọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn; Phối hợp quản lý các tổ chức cá nhân hành nghề kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn huyện, thành phố; thực hiện xử lý vi phạm hành chính (lập biên bản, chuyển cơ quan thẩm quyền quyết định) đi với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn theo quy định pháp luật.

* Báo cáo Chi cục trưng và Chủ tịch UBND cấp huyện trước và sau khi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

* Thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật; tuyên truyền pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện, thành phố.

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưng phân công.

c. Trạm Trng trọt và Bảo vệ thực vật có Trạm trưởng và Phó trạm trưởng

4. Biên chế:

Biên chế của Chi cục nằm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Sắp xếp, bố trí biên chế, cán bộ, công chức, viên chức ca Chi cục theo đúng quy định về phân công phân cấp cUBND tnh.

- Chỉ đạo Chi cục xây dựng Đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác cụ thể ca Chi cục theo hướng dẫn ca của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ.

 


QĐ 487 Chức năng nhiệm vụ Chi cục TT-BVTV.docx

Tin liên quan

Tin mới nhất

Quyết định quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Trồng trọt và...(18/09/2023 8:55 SA)

Quyết định tổ chức lại chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nam Định(12/10/2021 9:54 SA)

Quyết định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Trồng...(11/10/2021 7:24 SA)

°
26 người đang online